Tiêu chuẩn, trình độ của giảng viên đại học
Đối với giảng viên có kinh nghiệm và hiểu biết thực tế là rất quan trọng, đòi hỏi người giảng viên cần có ý thức tìm hiểu và tích lũy qua thời gian. Mong muốn của người học về giảng viên vừa vững lý thuyết vừa có kinh nghiệm thực tế là hoàn toàn chính đáng.
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo và tiêu chuẩn của giảng viên được quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 77 Luật Giáo dục như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có những chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học;
- Có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ;
- Có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ .
Điều 24 Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Điều lệ trường đại học có quy định về tiêu chuẩn của giảng viên như sau:
- Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học; có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ;
- Có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc;
- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
- Lý lịch bản thân rõ ràng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Bộ đã và sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục dạy học chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đồng thời Bộ cũng mong muốn độc giả này bày tỏ những suy nghĩ của mình qua hoạt động sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên do nhà trường tổ chức theo tinh thần Công văn số 2754/2010/BGDĐT-NGCBQLGD về việc hướng dẫn lấy ý
Thư Viện Pháp Luật