Hàng hóa không bảo đảm chất lượng
Theo quy định tại Nghị định số 19/2012/NĐ-CP ngày 16/3/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng bị xử phạt như sau: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 5/6/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong các trường hợp sau: Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi hàng hóa không bảo đảm chất lượng đối với các hành vi vi phạm; buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp được quy định: Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Từ quy định nêu trên cho thấy UBND cấp xã xử phạt đối với hành vi kinh doanh, sản xuất hàng hóa không đảm bảo chất lượng là đúng quy định.
Thư Viện Pháp Luật