"Người lao động" theo quy định pháp luật hiện hành?

"Người lao động" theo quy định pháp luật hiện hành?

"Người lao động" là một thuật ngữ, một khái niệm quan trọng trong pháp luật về lao động, giúp định danh và xác chính xác các quy định pháp lý còn lại.

Tại Khoản 1, Điều 3, Bộ luật Lao động 2012 quy định: "Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động".

Theo quy định trên, điều kiện để trở thành "Người lao động" và được pháp luật công nhận, bảo vệ theo các quy định pháp luật về lao động, một người phải thỏa mãn đồng thời những nội dung sau:

Thứ nhất, người đó phải đủ từ 15 tuổi trở lên. Việc xác định một người đủ 15 tuổi căn cứ vào giấy tờ khai sinh theo quy định pháp luật hiện hành.

Thứ hai, người đó phải có khả năng lao động. Có thể hiểu là người đó phải có các yếu tố về thể chất và tinh thần đáp ứng được hoạt động lao động bình thường của một con người. Những người bị khiếm khuyết về thể chất, hoặc bị tâm thần không nhận thức được suy nghĩ và hành vi của mình...có thể không đủ điều kiện để trở thành Người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành, đặc biệt là khi đặc thù của công việc đó đòi hỏi người lao động phải không bị khiếm khuyết cơ thể.

Thứ ba, người đó phải làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Điều này có nghĩa, giữa người đó và Người sử dụng lao động phải hình thành một hợp đồng lao động với nội dung, hình thức được quy định trong hệ thống pháp luật lao động hiện hành. Trong hợp đồng lao động, có các quy định khác nhau, trong đó có quy định về lượng, điều kiện lao động, sự quản lý, điều hành hàng ngày của chủ sử dụng lao động. Không có hợp đồng lao động với bất cứ một chủ sử dụng lao động này, đồng nghĩa với chưa hình thành quan hệ lao động, và cũng vì vậy, người đó chưa phải là "Người lao động" theo quy định pháp luật nêu trên. 

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào