Lợi dụng lễ hội để trục lợi
Theo quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 8/12/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: Lễ hội tín ngưỡng là hình thức hoạt động tín ngưỡng có tổ chức, thể hiện sự tôn thờ, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng, thờ cúng tổ tiên, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Những lễ hội tín ngưỡng sau đây khi tổ chức phải được sự chấp thuận của UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) nơi diễn ra lễ hội: + Lễ hội tín ngưỡng được tổ chức lần đầu; + Lễ hội tín ngưỡng được khôi phục lại sau thời gian gián đoạn; + Lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi về nội dung, thời gian, địa điểm so với trước. Đối với những lễ hội quy định nêu trên người đại diện có trách nhiệm gửi hồ sơ đến UBND cấp tỉnh. Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị về việc tổ chức lễ hội, trong đó nêu rõ tên lễ hội, nguồn gốc lịch sử của lễ hội, phạm vi, thời gian, địa điểm, chương trình, nội dung lễ hội. Đối với lễ hội tín ngưỡng được tổ chức theo định kỳ thì nội dung văn bản đề nghị không nêu lại nguồn gốc lịch sử của lễ hội; Danh sách BTC lễ hội. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do. Đối với những lễ hội tín ngưỡng không thuộc quy định như đã nêu trên thì trước khi tổ chức 15 ngày làm việc, người tổ chức có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến UBND cấp xã về thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức tổ chức lễ hội và danh sách BTC lễ hội. Trường hợp do thiên tai, dịch bệnh hoặc an ninh, trật tự, việc tổ chức lễ hội có thể tác động xấu đến đời sống xã hội ở địa phương, UBND cấp xã quyết định việc tổ chức lễ hội.
Thư Viện Pháp Luật