Thủ tục về hộ tịch
Theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 2/2/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực thủ tục đăng ký khai sinh được quy định như sau: Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn). Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Trong trường hợp cán bộ tư pháp - hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp - hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Theo quy định trên thì cháu bạn phải được đăng ký khai sinh để đảm bảo quyền công dân của cháu (theo quy định của Hiến pháp và Bộ luật Dân sự, và Nghị định 58). Đối với hôn nhân của anh bạn thì phải làm các thủ tục ly hôn với chị ở nước ngoài, thủ tục này anh bạn lên Tòa án tỉnh hỏi các thủ tục giải quyết việc ly hôn với người nước ngoài (khi đi mang theo các giấy tờ kể cả giấy ủy quyền của chị vợ ở nước ngoài). Sau khi đã có quyết định ly hôn thì anh chị làm thủ tục đăng ký kết hôn với chị vợ mà anh đang chung sống
Thư Viện Pháp Luật