Thủ tục xây dựng một thỏa ước lao động tập thể
Thỏa ước lao động tập thể (sau đây gọi tắt là thỏa ước tập thể) là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.
- Công ty không chấp nhận thương lượng là không đúng quy định của pháp luật, bởi vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động thì “mỗi bên đều có quyền đề xuất yêu cầu ký kết và nội dung thỏa ước lao động tập thể. Khi nhận được yêu cầu, bên nhận yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và phải thỏa thuận thời gian bắt đầu thương lượng chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu”.
Như vậy, nếu đại diện tập thể lao động đã có đề xuất ký kết thỏa ước lao động tập thể thì công ty phải chấp nhận thương lượng, không thể từ chối việc thương lượng.
- Thủ tục tiến hành ký kết sẽ gồm có giai đoạn thương lượng và ký kết. Điều 45 Bộ luật Lao động quy định:
1- Đại diện thương lượng thỏa ước lao động tập thể của hai bên gồm:
a) Bên tập thể lao động là ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn lâm thời;
b) Bên người sử dụng lao động là giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo điều lệ tổ chức doanh nghiệp hoặc có giấy uỷ quyền của giám đốc doanh nghiệp.
Số lượng đại diện thương lượng thỏa ước tập thể của các bên do hai bên thỏa thuận nhưng phải ngang nhau.
2- Đại diện ký kết của bên tập thể lao động là chủ tịch ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người có giấy uỷ quyền của ban chấp hành công đoàn. Đại diện ký kết của bên người sử dụng lao động là giám đốc doanh nghiệp hoặc người có giấy uỷ quyền của giám đốc doanh nghiệp.
3- Việc ký kết thoả ước tập thể chỉ được tiến hành khi có trên 50% số người của tập thể lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung thỏa ước đã thương lượng.
Căn cứ vào những quy định trên thì sau khi chấp thuận đề xuất yêu cầu ký kết, công ty và tập thể người lao động sẽ phải tiến hành thủ tục thương lượng và ký kết thỏa ước.
Thư Viện Pháp Luật