Ban chấp hành công đoàn và người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do người lao động không thường xuyên hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; người lao động ốm đau lâu đã điều trị nhưng chưa phục hồi khả năng lao động thì người sử dụng lao động có cần trao đổi với Ban chấp hành công đoàn hay không?

 Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung thì trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do: 

Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật Lao động;

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền mà khả năng lao động chưa hồi phục; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị 6 tháng liền mà khả năng lao động chưa hồi phục; 

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động mà khả năng lao động chưa hồi phục thì người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. 

    Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới được quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào