Quyền lợi đối với lao động nữ nghỉ thai sản
Theo quy định tại khoản 3 Điều 155 và Điều 158 Bộ luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013), người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật Lao động; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. Từ quy định nêu trên, đối chiếu với trường hợp của vợ bạn, việc công ty quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng, cho nghỉ việc đối với vợ bạn, trong thời gian vợ bạn đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi là không đúng quy định. Để bảo vệ quyền lợi của vợ bạn, cần hướng dẫn chị ấy có đơn trực tiếp hoặc thông quan tổ chức công đoàn của công ty yêu cầu giám đốc công ty tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã ký, đồng thời bảo đảm việc làm cho chị ấy sau thời gian nghỉ thai sản. Trường hợp công ty không thực hiện yêu cầu, thì bạn phải căn cứ Điều 201 và Điều 202 Bộ luật Lao động năm 2012, có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau: - Đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương cử hòa giải viên giải quyết tranh chấp. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 6 tháng, kể từ ngày vợ bạn phát hiện ra quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. - Làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết (mà không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết). Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 1 năm, kể từ ngày vợ bạn phát hiện ra quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Thư Viện Pháp Luật