Giám định người nhiễm chất độc hóa học

Cha tôi tham gia chiến đấu, hiện đang hưởng chế độ bệnh binh và bị phơi nhiễm chất độc hóa học, có di truyền cho em tôi. Do bị thất lạc giấy tờ, gần đây đồng đội của cha mới tìm được. Qua chuyên mục tôi muốn nhờ luật gia hướng dẫn thủ tục khám và làm chế độ cho cha và em tôi

Theo Pháp lệnh Người có công và Thông tư số 08/2009/TT-Bộ LĐTB-XH ngày 7/4/2009 của Bộ LĐTB-XH về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 07/2006 ngày 26/7/2006 của Bộ LĐTB-XH và Quyết định số  09/2008/QĐ-BYT ngày 20/2/2008 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh tật dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học Dioxin quy định thủ tục khám giám định khả năng lao động cho người tham gia kháng chiến liên quan đến phơi nhiễm CĐHH/Dioxin như sau: - Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (Mẫu số 1 – HH) do Chủ tịch UBND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp. Căn cứ để cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học gồm: Bản khai cá nhân (Mẫu số 2 – HH). Một trong những giấy tờ chứng minh tham gia kháng chiến: Lý lịch; quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc giấy tờ khác liên quan đến hoạt động ở chiến trường. Một trong những giấy tờ chứng nhận tình trạng bệnh, tật gồm: Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên kết luận mắc một trong những bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc HH/Dioxin theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc HH/Dioxin (Mẫu số 6 – HH); giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật ở cột sống mà liệt hai chi dưới của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm điều dưỡng thương, bệnh binh thuộc Bộ LĐTB-XH. Trường hợp người hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) thì phải có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn; giấy chứng nhận tình trạng con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật của UBND cấp xã. Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã (Mẫu số 3-HH) thành phần gồm đại diện: Đảng ủy; UBND; HĐND; các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin (nếu có), Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên... Đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học không thực hiện việc giám định sức khoẻ mà căn cứ vào tình trạng dị dạng, dị tật thực tế để xét trợ cấp.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tìm hiểu Pháp luật

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào