Trích lại 20% lương mỗi tháng của người lao động?

Tôi được hứa hẹn trở thành nhân viên chính thức trong một Công ty Cổ phần sau 2 tháng thử việc. Tuy nhiên, khi ký hợp đồng lao động (HĐLĐ), Công ty đưa ra điều khoản: Trích lại 20% lương mỗi tháng của người lao động (NLĐ) và sẽ trả sau khi HĐLĐ hết thời hạn. Xin được hỏi, Công ty có được phép đưa ra điều khoản trong HĐLĐ như vậy không?

Việc công ty đưa ra điều khoản trích lại 20% lương hàng tháng của người lao động để tạm giữ lại và sẽ trả lại số tiền này cho người lao động sau khi hết hạn hợp đồng lao động chính là hình thức công ty muốn bạn phải thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tiền cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

            Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động  được Quốc Hội thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013 thì người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tiền hoặc tài sản cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Do vậy, việc công ty đưa ra điều khoản như vậy là trái pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nên không được phép làm.

Cũng cần nói thêm rằng, bản chất của quan hệ lao động là bình đẳng - thỏa thuận và tuân theo pháp luật nên cho dù là những điều khoản trong hợp đồng do một trong hai bên có quyền đưa ra để thỏa thuận thêm ngoài quy định mẫu nhưng cũng không được trái quy định của pháp luật lao động. Khi người lao động đã giao kết hợp đồng lao động và làm việc cho đơn vị sử dụng lao động thì họ thuộc sự quản lý và điều hành của người sử dụng lao động, người lao động có trách nhiệm tuân theo các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định nội bộ khác của đơn vị sử dụng lao động... Khi người lao động vi phạm nội quy lao động thì bị xử lý lỷ luật lao động, phải thực hiện trách nhiệm vật chất… nên đơn vị sử dụng lao động không cần phải đưa ra những quy định trái luật như vậy vào hợp đồng lao động.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào