Phạm vi đại diện theo pháp luật
Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên được quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 như sau: “Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ”.
Điều 144 BLDS 2005 quy định về phạm vi đại diện như sau: “1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. “5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Căn cứ theo quy định trên, giao dịch dân sự do người mẹ thế chấp ngân hàng để vay tiền tiêu xài không vì lợi ích của người con chưa thành niên, phần tài sản riêng của người con chưa thành niên trong 2 mảnh đất trên mà người mẹ giao dịch sẽ bị vô hiệu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 146 BLDS 2005, thì người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo Điều 86 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, tại khoản 2 quy định người có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên gồm người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, hội liên hiệp phụ nữ… Sau khi có quyết định của Tòa án, việc quản lý tài sản riêng của con được giao cho người giám hộ mới theo quy định của Bộ luật dân sự.
Thư Viện Pháp Luật