Đối tượng hưởng chế độ trợ cấp khó khăn
Vấn đề bạn hỏi luật gia xin trả lời như sau: Cơ quan đang có trụ sở đóng tại thị trấn nay chuyển trụ sở làm việc đến xã thuộc vùng biên giới thì cán bộ, công chức, viên chức sẽ được hưởng phụ cấp khu vực theo Nghị định 204/2004 ngày14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Phụ cấp khu vực được quy định: Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc lực lượng vũ trang, phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì. Phụ cấp đặc biệt: Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang. Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm. Nghị định 204 được hướng dẫn tại Thông tư số 11/2005 ngày 5/1/2005 của liên bộ (Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Ủy ban Dân tộc) hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực. Theo hai văn bản nêu trên thì xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An được hưởng phụ cấp khu vực 0,7, cách tính: Mức tiền phụ cấp khu vực = hệ số phụ cấp khu vực x mức lương tối thiểu. Trường hợp xã nơi cơ quan có trụ sở vừa là xã vùng biên giới, vừa là xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn (theo Nghị định 116/2010) thì cán bộ, công chức viên chức sẽ được hưởng một chế độ ở mức cao hơn
Thư Viện Pháp Luật