Hình thức xử lý kỷ luật lao động và việc áp dụng các hình thức kỷ luật
Điều 84 Bộ luật Lao động quy định người vi phạm kỷ luật lao động, tùy theo mức độ phạm lỗi bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây: a) Khiển trách; b) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức; c) Sa thải.”
Việc áp dụng các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 2/4/2003 như sau:
1. Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản được áp dụng đói với người lao động phạm lỗi lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ.
2. Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức được áp dụng dới với người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao đọng. Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ vi phạm kỷ luật của người lao động, tình hình thực tế của doanh nghiệp và hoàn cảnh của người lao động để lựa chọn một trong 3 hình thức quy định tại khoản này.
3. Hình thức sa thải được áp dụng đối với người lao động vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 điều 85 của Bộ luật Lao động và đã cụ thể hóa trong nội quy lao động được quy định như sau:
a) Người lao động vi phạm một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động, nếu hành vi vi phạm đó chưa có đầy đủ hoặc khó xác định chứng cứ thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, kết luận để làm căn cứ xử kỷ luật.
b) Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch, năm dương lịch.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: bị thiên tai, hỏa hoạn; bản thân thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp, các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Thư Viện Pháp Luật