Vợ chết sau khi sinh, chồng hưởng chế độ thai sản như thế nào?
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 152 hướng dẫn thi hành luật quy định thời gian hưởng chế độ thai sản đối với người lao động như sau: Khám thai (tính theo ngày làm việc, nếu ngày nghỉ trùng vào các ngày nghỉ hàng tuần, lễ, tết thì không được tính hưởng trợ cấp): - Tối đa 5 lần trong một thai kỳ. - Mỗi lần khám: Nghỉ 1 ngày (hoặc 2 ngày nếu thai bệnh lý hoặc cơ sở y tế thuộc vùng sâu, vùng xa). Sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu (tính cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần). - Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng; nghỉ 20 ngày nếu thai từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; nghỉ 40 ngày nếu thai từ đủ 3 tháng đến dưới 6 tháng; nghỉ 50 ngày nếu thai trên 6 tháng. Thực hiện các biện pháp tránh thai (tính cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần): Đặt vòng: Nghỉ 7 ngày; triệt sản (cả nam/nữ): Nghỉ 15 ngày; khi sinh con (tính cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần). - Nghỉ hưởng chế độ thai sản 6 tháng. - Trường hợp sinh đôi trở lên, từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Sau khi sinh, con chết: Nghỉ 90 ngày kể từ ngày sinh, nếu con chết dưới 60 ngày tuổi; nghỉ 30 ngày kể từ ngày con chết, nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên. (Trong mọi trường hợp, thời gian nghỉ không vượt quá thời gian nghỉ sinh con theo quy định). Sau khi sinh, mẹ chết: Nếu mẹ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản thì người cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được nghỉ hưởng trợ cấp thai sản đến khi con đủ 6 tháng tuổi. - Nếu mẹ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản thì người cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp nếu có tham gia BHXH ít nhất 6 tháng trước thời điểm người mẹ sinh con thì được nhận trợ cấp thai sản. Nhận nuôi con nuôi: Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi được nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Số ngày nghỉ tính từ ngày có quyết định nhận nuôi con của cấp thẩm quyền cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
Thư Viện Pháp Luật