Trách nhiệm của người có quyền lợi liên quan
Theo như bạn trình bày thì ông L vì tình cảm gia đình đã cho bà D mượn sổ đỏ và giấy tờ tùy thân để bà D vay vốn kinh doanh. Trong trường hợp bà D kinh doanh thua lỗ, không có tài sản trả nợ thì chính ông D cũng là người bị thiệt hại vì phải gánh nợ cho bà D (trong trường hợp bảo lãnh thế chấp vay vốn). Trong trường hợp này bà D có hành vi gian dối (lừa ông L sang tên số đỏ từ ông L sang bà D) trong khi ông L không biết, bà D đã vi phạm pháp luật. Nếu sau này làm rõ bà D và các cơ quan có thẩm quyền sang tên sổ đỏ từ ông L cho bà D không đúng, giả mạo chữ ký… thì bà D và những người có trách nhiệm làm các thủ tục sang tên phải chịu trách nhiệm về việc làm sai của mình theo quy định của pháp luật. Theo như bạn trình bày thì khi bà D đã sang tên sổ đỏ mang tên mình, sau đó mới đem thế chấp cho bà V để vay vốn và làm ăn thua lỗ, không có tiền trả cho bà V và hiện bà L đã bỏ trốn. Nếu bà L bị khởi tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thì bà V là người bị hại và ông D là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Nếu bà D bị kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì tòa án sẽ buộc bà D phải trả tiền cho bà V và trả lại sổ đỏ cho ông L. Đây mới là giả thiết, còn sự thực như thế nào, bà V cũng như ông L phải trình báo với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra làm rõ đẻ xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Thư Viện Pháp Luật