Thẩm quyền của Thanh tra nhà nước về lao động khi xử phạt hành chính trong BHXH

Thẩm quyền của Thanh tra Nhà nước về lao động khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Thẩm quyền của Thanh tra Nhà nước về lao động khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thanh tra viên lao động khi đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 135/2007/NĐ-CP.
2. Chánh Thanh tra lao động cấp Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
b) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 135/2007/NĐ-CP.
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 135/2007/NĐ-CP.
3. Chánh thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000.000 đồng;
b) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 135/2007/NĐ-CP.
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 135/2007/NĐ-CP. 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào