Những trường hợp không được hưởng án treo
Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự và Nghị quyết số 01/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao có quy định các trường hợp không cho hưởng án treo nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Bộ luật hình sự bao gồm: Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội. Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác. Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã… Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp này tòa án quy định rất chặt chẽ đối với từng loại tội cụ thể. Do bạn không nêu cụ thể bị cáo trên án tích từ năm nào, loại tội gì… nên luật gia nêu để bạn tham khảo. Việc cho bị cáo hưởng án treo luật quy định rất chặt chẽ và chi tiết, còn viêc tòa xử đúng hay sai, nếu chỉ dựa vào thông tin mà bạn cung cấp thì chưa thế kết luận. Nếu bạn thấy chưa thỏa đáng thì có thể gửi đơn đến tòa án hoặc viện kiểm sát để được xem xét lại vụ án về việc áp dụng hình phạt đối với vị cáo nêu trên.
Thư Viện Pháp Luật