Quản lý trợ giúp trẻ em vi phạm pháp luật đã chấp hành xong thời hạn giáo dục và hình phạt

Khi trẻ em vi phạm pháp luật đã chấp hành xong thời hạn giáo dục và hình phạt, thì được quản lý trợ giúp như thế nào?


Theo Điều 25 Nghị định số 71/2011/NĐ-CP quy định:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan có liên quan, tổ chức xã hội nơi có trẻ vi phạm pháp luật đã chấp hành xong thời hạn giáo dục và hình phạt thực hiện các biện pháp cụ thể để quản lý, trợ giúp trẻ em tiến bộ và tái hòa nhập gia đình, xã hội.
 
2. Trẻ em vi phạm pháp luật đã chấp hành xong thời hạn giáo dục và hình phạt  mà không có nơi nương tựa được đưa vào cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
 
3.Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan, tổ chức xã hội, cá nhân vận động người tình nguyện có kinh nghiệm, có phương pháp giáo dục, hiểu tâm lý trẻ em nhận giáo dục, đỡ đầu, chăm sóc thay thế hoặc nhận tổ chức, quản lý cơ sở trợ giúp trẻ em vi phạm pháp luật đã chấp hành xong thời hạn giáo dục và hình phạt.
 
4. Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ kinh phí cho trẻ em, cơ sở trợ giúp trẻ em nhận hoặc tạo điều kiện để trẻ em được học văn hóa, học nghề hoặc có việc làm phù hợp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chính sách khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhận trẻ em vào học tập, làm việc hoặc hỗ trợ kinh phí cho trẻ em, cho cơ sở trợ giúp trẻ em.
 
5. Cha, mẹ, người giám hộ có trách nhiệm đóng góp một phần kinh phí theo thỏa thuận với cơ sở trợ giúp trẻ em vi phạm pháp luật để nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật để nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em trong trường hợp trẻ em vi phạm pháp luật đã chấp hành xong thời hạn giáo dục hoặc hình phạt tuy còn nơi nương tựa nhưng chưa thể tái hòa nhập ngay với gia đình; đóng góp một phần kinh phí theo thỏa thuận với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận trẻ em vào học văn hóa, học nghề nếu được yêu cầu.
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào