Phân chia di sản thừa kế theo hàng thừa kế
Vì ông bạn và bố bạn đều mất mà không có di chúc nên trường hợp này di sản được chia theo quy định của pháp luật như sau:
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm người có di sản chết và người thừa kế theo pháp luật được xác định theo Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005:
“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại…”
Ông bạn có 1 mảnh đất, khi ông bạn mất thì bố bạn vẫn còn sống nên bố bạn vẫn được hưởng thừa kế của ông. Di sản của ông được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi. Đầu tiên, những người thuộc hàng thừa kế tiến hành khai nhận di sản thừa kế. Sau khi khai nhận xong, tiến hành đăng ký sang tên quyền sử dụng đất mang tên những người thuộc hàng thừa kế.
Khi bố bạn mất thì phần tài sản là quyền sử dụng đất mà bố bạn được hưởng từ ông bạn được chia theo pháp luật cho những thuộc hàng thừa kế thứ nhất, trong đó có bạn (nếu bố bạn không để lại di chúc). Như vậy, bạn có quyền được hưởng một phần di sản thừa kế của bố bạn. Khi đó bạn có quyền kiện đòi phần thừa kế của mình theo quy định tại điều 645 Bộ luật dân sự.
“Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Bạn có thể nộp đơn khởi kiện chia thừa kế tại Tòa án nhân dân quận nơi có bất động sản.
Thư Viện Pháp Luật