Nếu người dân đang ghi hình cảnh sát giao thông mà bị “trưng dụng điện thoại” thì sao?
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 675 Bộ luật Dân sự 2005 thì trong trường hợp bố bạn mất mà không để lại di chúc thì di sản thừa kế là mảnh đất của bố bạn để lại được chia theo pháp luật căn cứ quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 thì:
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Như vậy, bạn có thể căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 676 nêu trên để liệt kê ra được những người có quyền hưởng thừa kế tài sản của bố bạn. Di sản của bố bạn sẽ được chia đều cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Để chuyển nhượng mảnh đất của bố bạn thì trước hết các đồng thừa kế sẽ cùng nhau làm thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất do người chết để lại, và các đồng thừa kế phải thống nhất về việc ủy quyền cho một người đứng tên mới trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông qua việc làm văn bản ủy quyền có công chứng, chứng thực. Sau khi được đứng tên trong giấy tờ nhà đất, người đại diện của các đồng thừa kế làm thủ tục chuyển nhượng mảnh đất cho người mua bằng hình thức làm hợp đồng ủy quyềnchuyển quyền sử dụng đất cho người thân của gia đình bạn hoặc ủy quyền cho một người khác tại tổ chức hành nghề công chứng căn cứ Điều 581 Bộ luật dân sự 2005: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Đối với nghĩa vụ đóng thuế căn cứ điểm d khoản 5 Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân: “Thu nhập chịu thuế bao gồm cả khoản thu nhập từ việc ủy quyền quản lý bất động sản mà người được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật”. Do đó, đối với người được ủy quyền được nhận một khoản thu nhập từ việc được ủy quyền chuyển nhượng bất động sản thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Để tránh phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hợp đồng ủy quyền nên chọn người được ủy quyền thuộc một trong các trường hợp sau để được miễn thuế thu nhập cá nhân (theo khoản 1 điều 4 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP: “1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.”
Thư Viện Pháp Luật