Quản lý Nhà nước về chăn nuôi ở địa phương.
Thông tư số 15/2015 ngày 26/3/2015 của Bộ NN-PTNT hướng dẫn nhiệm vụ của các chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở NN-PTNT, trong đó quy định về nhiệm vụ của Chi cục Chăn nuôi và Chi cục Thú y như sau: Tham mưu, giúp giám đốc Sở NN-PTNT hướng dẫn sản xuất chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai đối với chăn nuôi; xây dựng, tổ chức thực hiện và tổng kết, đánh giá kế hoạch sản xuất chăn nuôi hàng năm. Xây dựng quy hoạch chăn nuôi gắn với hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm và bảo quản sản phẩm chăn nuôi tại địa phương. Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình về chăn nuôi áp dụng trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, thanh tra cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAP và hoạt động đánh giá, chứng nhận VietGAP của tổ chức chứng nhận về chăn nuôi được chỉ định theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại liên quan đến chứng nhận VietGAP về chăn nuôi trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tập huấn VietGAP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế trên địa bàn. Tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động sản xuất đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực chăn nuôi. Đề xuất kế hoạch xây dựng và phát triển các vùng chăn nuôi an toàn. Giám sát, kiểm tra và hướng dẫn việc thực hiện quy chế quản lý cơ sở sản xuất chăn nuôi an toàn; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm. Về quản lý thức ăn chăn nuôi: Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi tại địa phương sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các DN trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của thức ăn chăn nuôi, chương trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh thức ăn chăn nuôi của địa phương; giám sát hoạt động khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương. Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn cơ sở lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương; tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trên địa bàn. Quản lý các mặt hàng thức ăn chăn nuôi trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam trong phạm vi địa phương theo quy định. Tổ chức thực hiện quản lý các chất cấm sản xuất, NK, lưu thông và sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại địa phương. Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với thức ăn chăn nuôi để XK. Trên đây là những quy định của pháp luật về nhiệm vụ chi cục chăn nuôi và thú y đối với việc phát triển chăn nuôi và phòng dịch ở địa phương, bạn nghiên cứu vận dụng..
Thư Viện Pháp Luật