Thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con giữa công dân Việt Nam với công dân các nước ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam sẽ giải quyết như thế nào?

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con, theo các hiệp định tương trợ tư pháp, thẩm quyền xét xử tranh chấp trong quan hệ giữa cha, mẹ và con được xác định theo quy tắc quốc tịch kết hợp với quy tắc nơi cư trú của đương sự. Đa số các Hiệp định quy định, thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con thuộc cơ quan tư pháp của nước mà người con là công dân hoặc nơi người con cư trú (Điều 37 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Đức, Điều 27 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Cu Ba, Điều 37 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Hungari, Điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Bungari, Điều 29 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Ba Lan...). Hiệp định với Liên Xô (cũ), Hiệp định với Tiệp Khắc còn quy định vận dụng cả quy tắc nơi cư trú của nguyên đơn, Hiệp định với Hungari quy định quy tắc của nơi cư trú của bị đơn trong giải quyết xung đột về thẩm quyền. Điều 27 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Cu Ba quy định, thẩm quyền giải quyết các quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con thuộc tòa án nước ký kết nơi đứa trẻ thường trú hoặc tạm trú, cũng như thuộc tòa án nước ký kết mà đứa trẻ là công dân.
 
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào