Cơ chế 1 cửa, 1 của liên thông bao gồm cả Dịch vụ công trực tuyến?

Cho Tôi hỏi là Dịch vụ công trực tuyến và Cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông khác nhau ở những vấn đề nào? Có phải Cơ chế 1 cửa, 1 của liên thông bao gồm cả Dịch vụ công trực tuyến hay không? Tôi xin cảm ơn.

Theo Điều 1, Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã được định nghĩa như sau: “Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước”;“Cơ chế một cửa liên thông là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước”. Dịch vụ công trực tuyến được quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2011 về ban hành Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước như sau:“Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng”.

Từ định nghĩa tại các quy định trên, không thế so sánh các khái niệm này vì chúng được tiếp cận trên những phương diện khác nhau. Dịch vụ công trực tuyến phân biệt với dịch vụ công không ứng dụng công nghệ thông tin, không sử dụng môi trường mạng trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông phân biệt với cơ chế nộp hồ sơ tại nhiều đầu mối, cơ quan, đơn vị, bộ phận.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào