Quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản

Tôi tên là Trịnh Thị Thanh Hương, bị sẩy thai khi đang làm việc. Bệnh viện cấp giấy nghỉ ốm và giấy ra viện, trong đó ghi tôi bị sốt siêu vi và sẩy thai, được nghỉ 20 ngày. Vậy trường hợp này tôi nên hưởng theo chế độ nghỉ ốm hay nghỉ thai sản? Nếu tôi được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe thì nên tính theo chế độ nghỉ sau thai sản hay sau nghỉ ốm? Tôi có thời gian làm việc gián đoạn vì nghỉ việc từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014, vậy thời gian để tính chế độ là như thế nào?

Theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành, người lao động tham gia BHXH bắt buộc bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế được hưởng chế độ ốm đau; thời gian hưởng tối đa trong một năm (tính theo ngày làm việc) đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm, 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên; làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại được nghỉ 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên; mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Luật BHXH quy định thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sẩy thai là 20 ngày nếu thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần). Mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Ngoài ra, người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau, thai sản mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Luật BHXH quy định hồ sơ giải quyết hưởng chế độ đối với bản thân ốm đau, gồm:
- Sổ BHXH
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) trong trường hợp người lao động điều trị nội trú hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc BHXH trong trường hợp người lao động điều trị ngoại trú (Mẫu số C65-HD).
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản, gồm:
- Sổ BHXH
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (Mẫu số C65-HD) hoặc giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao), sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao).
Ngoài ra có thêm danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động lập (Mẫu số C70a-HD).
Trường hợp cụ thể của bà Trịnh Thanh Hương, đề nghị bà đối chiếu với quy định nêu trên, lập hồ sơ nộp cho người sử dụng lao động để được xem xét, giải quyết chế độ BHXH.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thời gian hưởng chế độ thai sản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào