Một số quy định về đóng Bảo hiểm tự nguyện
Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về đóng BHXH tự nguyện quy định: Đối tượng đóng BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam, không thuộc diện áp dụng của Pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm: - Người từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 đối với nữ. - Người đã đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, đã có 15 năm đóng BHXH trở lên có nhu cần đóng BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí và tuất. Mức đóng BHXH hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện bằng tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện (X) với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Tỷ lệ đóng BHXH: - Từ tháng 1/2008 – 12/2009 = 16% - Từ tháng 1/2010 – 12/2011 = 18% - Từ tháng 1/2012 – 12/2013 = 20% - Từ tháng 1/2014 trở đi = 22% Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn (gọi tắt là mức thu nhập tháng): Thấp nhất bằng lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung. Mức thu nhập tháng = Lmin + m × 50.000 (đồng/tháng) - Lmin: Là mức lương tối thiểu chung. - m: Là số nguyên lớn hơn hoặc bằng 0 (do người tham gia lựa chọn). Phương thức đóng: Lựa chọn hàng tháng hoặc hàng quý hoặc 6 tháng một lần. Thời điểm phải đóng: - 15 ngày đầu tháng đối với phương thức đóng hàng tháng. - 45 ngày đầu quý đối với phương thức đóng hàng quý. - 3 tháng đầu đối với phương thức đóng 6 tháng một lần. Trường hợp đã đóng theo phương thức đóng hàng quý hoặc 6 tháng một lần, mà trong thời gian đó Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì không phải truy đóng số tiền chênh lệch so với mức lương tối thiểu mới. Từ quy định nêu trên bạn liên hệ với phòng Bảo hiểm xã hội để được hướng dẫn phương án đóng BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí và tuất
Thư Viện Pháp Luật