Phơi nhiễm chất độc hóa học ở chiến trường B3 Tây Nguyên

Tôi đi bộ đội vào chiến trường B3 Tây Nguyên chiến đấu từ tháng 10/1971 đến 30/9/1976 chuyển ngành về trường Bưu điện Phủ Lý Hà Nam học tập. Năm 1983 tôi bị lao hạch ở cổ nằm phẫu thuật ở bệnh viện K Hà Nội. Từ 10 năm nay tôi bị viêm giãn tĩnh mạch nặng ở cả 2 chi dưới chữa nhiều nơi không khỏi. Ở vùng tôi chiến đấu. Mỹ thả rất nhiểu chất độc hóa học. Vậy các bệnh trên của tôi có phải do bị phơi nhiễm chất độc hóa học không ? Nếu có thì thủ tục làm như thế nào? 

Điều 2 Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 của liên Bộ Y tế, Bộ LĐ-TB&XH quy định danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học làm căn cứ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như sau:
1. Ung thư phần mềm (Soft tissue sarcoma).
2. U lympho không Hodgkin (Non - Hodgkin's lymphoma).
3. U lympho Hodgkin (Hodgkin's disease).
4. Ung thư phế quản - phổi (Lung and Bronchus   cancer).
5. Ung thư khí quản (Trachea cancer).
6. Ung thư thanh quản (Larynx cancer).
7. Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer).
8. Ung thư gan nguyên phát (Primary liver cancers).
9. Bệnh đa u tủy xương ác tính (Kahler's disease).
10. Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính (Acute and subacute peripheral neuropathy).
11. Bệnh trứng cá do clo (Chloracne).
12. Bệnh đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes).
13. Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm (Porphyria cutanea tarda).
14. Các bất thường sinh sản (Unusual births).
15. Rối loạn tâm thần (Mental disorders).
16. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh.
17. Tật gai sống chẻ đôi (Spina Bifida).
Đối chiếu quy định nêu trên, trường hợp của ông bị mắc bệnh lao hạch ở cổ và bệnh viêm giãn tĩnh mạch ở 2 chi dưới không thuộc bệnh nằm trong Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học, nên không đủ điều kiện xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào