Hướng dẫn giải quyết chế độ người có công

Gia đình tôi có người thân là bệnh binh đang có trục trặc về hồ sơ. Nay xin luật gia cho biết văn bản mới của Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc giải quyết những sai sót lập hồ sơ đối với thương binh, bệnh binh.

Tại công văn số 1937 ngày 17/9/2015 của Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng về việc giải quyết hồ sơ thương binh, bệnh binh có sai sót hướng dẫn như sau: Số hồ sơ sai sót phần lớn được xác lập thực hiện theo Thông tư liên tịch số 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 25/11/1998 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Quốc phòng - Công an và các văn bản hướng dẫn về công nhận và giải quyết quyền lợi đối với liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh (giai đoạn từ năm 1999 đến tháng 9/2006). Qua phát hiện sai sót, các đơn vị đã chủ động khắc phục; những trường hợp vi phạm nghiêm trọng đã bị xử lý bằng pháp luật. Tuy nhiên, sau khi phát hiện có sai sót hoặc có kết luận của cơ quan có thẩm quyền, một số đơn vị, địa phương chưa chủ động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những hạn chế, sai sót nêu trên; việc tham mưu, đề xuất phối hợp thực hiện giữa các cơ quan chức năng có liên quan thiếu đồng bộ, chưa có sự thống nhất, còn lúng túng và chưa cụ thể; một số nơi tạo nên bức xúc, dẫn đến tình trạng đơn thư kiến nghị và khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh - trật tự trên địa bàn, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của cơ quan, đơn vị quân đội. Chủ trì, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thành lập Đoàn công tác liên ngành (gồm đại diện các cơ quan Quân sự, Lao động- Thương binh và Xã hội, Công an, Mặt trận Tổ quốc, Cựu chiến binh, Người cao tuổi... do cơ quan Quân sự chủ trì), tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận cụ thể về tính chất, mức độ sai sót của từng hồ sơ; thống nhất phương án xử lý với từng trường hợp cụ thể; gặp gỡ, trực tiếp đối thoại, thông báo, giải thích rõ bằng văn bản những vấn đề sai sót của hồ sơ và hướng xử lý của đơn vị và của cơ quan có thẩm quyền để đối tượng biết, tạo sự đồng thuận; thống nhất giữa đơn vị, địa phương và đối tượng. Quá trình rà soát, xác minh nếu phát hiện kết luận của cơ quan Thanh tra, kiểm tra và cơ quan thi hành pháp luật chưa phù hợp thì có văn bản báo cáo, kiến nghị với cơ quan ban hành kết luận và cơ quan chỉ đạo cấp trên để xem xét, giải quyết. Trên cơ sở kết quả tổ chức rà soát, xác minh đối với số hồ sơ thương binh, bệnh binh có sai sót; xác định mức độ, tính chất sai sót, tiến hành phân loại và xử lý như sau: - Đối với số hồ sơ khai man, giả mạo hoàn toàn thì kiên quyết thu hồi, xử lý theo quy định của pháp luật. - Đối với số hồ sơ có sai sót một phần từ giấy tờ gốc (giấy chứng nhận bị thương, giấy ra viện, giấy chuyển viện, giấy chuyển thương, phiếu sức khỏe, lý lịch quân nhân có một phần tẩy xóa, ghi thêm vết thương…) thì tùy từng trường hợp cụ thể để kiến nghị xử lý cho phù hợp với tính chất, mức độ sai sót.  Đối với trường hợp sau khi thẩm tra, xác minh, kết luận, nếu đúng có bị thương, có giấy tờ chứng minh bị thương, đủ điều kiện xem xét, giải quyết thương binh, bệnh binh theo các quy định hiện hành thì hướng dẫn đối tượng lập lại hồ sơ thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Đối với số hồ sơ có giấy tờ gốc, đủ điều kiện, nhưng thực hiện không đúng quy trình, chưa đủ thủ tục thì chỉ đạo cơ quan chức năng hoàn thiện, đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Đây là văn bản hướng dẫn mới nhất của Bộ Quốc phòng về giải quyết hồ sơ thương binh có sai sót, gia đình liên hệ với Ban chỉ quy Quân sự huyện để được hướng dẫn cụ thể về trường hợp của người thân

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người có công với cách mạng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào