Tủ lưu mẫu thức ăn
Căn cứ vào công văn số 509/SYT-VSATTP ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Sở Y tế về việc hướng dẫn ba bước tự kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; công văn số 039/2001/TTYTDP của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM về hướng dẫn lưu mẫu thực phẩm. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hướng dẫn bạn đọc quy trình lưu mẫu như sau:Thực phẩm chế biến xong --> Lấy thực phẩm vào dụng cụ lưu mẫu --> Niêm phong mẫu lưu --> Cho vào tủ lưu mẫu.Lưu mẫu thực phẩm nhằm giúp cơ quan chức năng tìm được nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm (NĐTP) từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời – rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp hữu hiệu phòng tránh NĐTP có hiệu quả.Để đảm bảo mẫu lưu đúng quy định:+ Nhân viên lấy mẫu phải được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; phải rửa tay sạch với xà phòng và sát trùng; mang gang tay, mặc bảo hộ lao động để mẫu lưu không bị nhiễm khuẩn.+ Khối lượng mẫu lưu: ≥ 100g đối với thực phẩm khô, ≥ 300g đối với thực phẩm nước, rau sống; và được bảo quản ở nhiệt độ từ 0 0C ñeán döôùi 5 0C để thức ăn không thay đổi hay biến chất.+ Mẫu lưu cần được cho vào dụng cụ chứa đựng có nắp đậy kín, niêm phong và ghi đầy đủ các thông tin (tên món ăn, ngày, giờ lấy mẫu, họ tên người lấy mẫu). Mẩu lưu bảo quản trong tủ lạnh, để cách biệt với ngăn bảo quản thực phẩm sống. Tốt nhất là có tủ lưu mẫu riêng.+ Thời gian lưu mẫu: hơn 24 giờ kể từ khi thức ăn được chế biến xong, sau thời gian này nếu không có sự cố nào về ngộ độc thực phẩm thì mẫu lưu được hủy.
Thư Viện Pháp Luật