Quyền sử dụng đất của dòng họ

Dòng họ Đỗ Văn chúng tôi vốn có một miếng đất của họ tộc thuộc một huyện ngoại thành Hà Nội. Nhưng do miếng đất đó đứng tên một người trong họ tộc nên đã xảy ra rắc rối. Nay họ tộc chúng tôi mua được một miếng đất khác. Vậy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có thể đứng tên chung của dòng họ được không? Nếu được, thì sổ đỏ sẽ ghi như thế nào? Mong luật sư chỉ dẫn giùm

Theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định số 43/2014 ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai thì: Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 43 quy định: Đối với thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 1 giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. Từ quy định trên dòng họ phải cử người đại diện đến UBND xã để hỏi rõ các thủ tục để được hướng dẫn kê khai và làm các thủ tục (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các thủ tục về xây dựng…). 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sử dụng đất

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào