Hỏi về nơi nộp hồ sơ ly hôn đơn phương với người nước ngoài
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định vấn đề ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau nhưng thường trú ở Việt Nam được giải quyết ở cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này. Như thế, thẩm quyền của Tòa án sẽ được xác định theo quy định của luật pháp Việt Nam. Theo đó, tại điểm g khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định Toà án Việt Nam giải quyết những vụ việc vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nguyên đơn hay bị đơn là công dân Việt Nam.
Về thẩm quyền theo cấp Tòa án nhân dân: Căn cứ Điều 33, Điều 34, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo cấp những vụ việc ly hôn với công dân nước ngoài (có người ở nước ngoài hay có tài sản ở nước ngoài) thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân các cấp Tỉnh/thành phố giải quyết.
Về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ thì theo quy định trong Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 được sửa đổi, bổ sung một số điều 2011 thì thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ đối với vấn đề tranh chấp về hôn nhân và gia đình được xác định là Tòa án nơi bị đơn đang cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hay nơi bị đơn có trụ sở, khi bị đơn là cơ quan, tổ chức.
Mặc dù vậy, trong trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở tại Việt Nam thì căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 được sửa đổi, bổ sung một số điều , nguyên đơn có quyền được lựa chọn Tòa án giải quyết.
Tóm lại:
Nếu bị đơn (hay người bị kiện) có nơi cư trú (thường trú hay tạm trú) tại Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú hay làm việc thụ lý và giải quyết;
Nếu bị đơn (hay người bị kiện) không có nơi cư trú (thường trú hay tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi nguyên đơn cư trú hay làm việc thụ lý và giải quyết.
Thư Viện Pháp Luật