Quy định khi tiêm ngừa cho trẻ em
Hiện nay, Quyết định 04/2014/QĐ-BYT của Bộ Y tế có hướng dẫn về việc chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng vắc-xin1. Các trường hợp chống chỉ địnha) Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước như: sốt cao trên 390C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.b) Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, …).c) Trẻ suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.d) Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.2. Các trường hợp tạm hoãna) Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.b) Trẻ sốt ≥ 37,5OC hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5OC (đo nhiệt độ tại nách).c) Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.d) Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.đ) Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2000g.e) Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.Trường hợp của của con chị vẫn đưa trẻ đi tiêm ngừa tại trạm y tế, cần mang theo đầy đủ sổ sức khỏe, phiếu tiêm chủng (lúc sinh bé đã được chích ngừa Lao) nếu sau khi bác sĩ khám trẻ không có chống chỉ định hoặc tạm hoãn thì sẽ được tiêm chủng.Chị có thể liên hệ :- khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắcxin sinh phẩm , điện thoại 39236122 của Trung tâm y tế dự phòng thành phố, địa chỉ 699 Trần Hưng Đạo, phường 1 quận 5.- Hoặc liên hệ Bs.Nguyễn Thế Thịnh, phụ trách tiêm chủng mở rộng của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố (điện thoại 0989113736) để được hướng dẫn.
Thư Viện Pháp Luật