Hủy việc kết hôn trái pháp luật

Mẹ tôi làm thủ tục đăng ký kết hôn với cha tôi từ năm 1971, được chế độ cũ cấp giấy hôn thú tuy nhiên mẹ tôi đã làm mất giấy hôn thú đó. Năm 1996, cha tôi lấy người phụ nữ khác khi cha mẹ tôi vẫn chưa ly hôn, để được UBND xã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, cha tôi đã thêm chữ đệm vào họ tên nhằm đánh lừa cán bộ xã. Cha tôi đã mất vào cuối năm 2011. Cho tôi hỏi mẹ tôi có quyền yêu cầu Tòa án xử hủy hôn nhân trái pháp luật của cha tôi với người vợ sau không? Trường hợp chia tài sản của cha tôi thì mẹ tôi có dược chia một nửa tài sản không? Người vợ sau của cha tôi có được chia hoặc được thừa kế tài sản của cha tôi không? Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, với thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Về vấn đề đăng ký kết hôn
Bố mẹ bạn đăng ký kết hôn từ năm 1971, tới nay chưa ly hôn, mặc dù đã làm mất giấy hôn thú tuy nhiên  quan hệ hôn nhân giữa bố mẹ bạn vẫn tồn tại và được Nhà nước và luật pháp tôn trọng và bảo vệ. Cụ thể trong Điều 4 của Luật Hôn nhân và gia đình chỉ ra rõ :
 
Điều này 1 lần nữa được nhấn mạnh và khẳng định trong Điều 10 Luật HNGĐ về một số trường hợp bị cấm kết hôn.
Do vậy, việc bố bạn khi chưa ly hôn mà lại đi đăng ký kết hôn với người khác là vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng và vi phạm điều cấm của luật pháp. Việc xác lập quan hệ vợ chồng của bố bạn và người phụ nữ khác đã vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định và đương nhiên bị coi là kết hôn trái pháp luật. Những người có quyền yêu cầu hủy việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được quy định trong Điều 15 Luật HNGĐ, bao gồm:
 
Đối chiếu với các quy định trên đây thì mẹ của bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân hủy kết hôn trái pháp luật của bố bạn và người phụ nữ đó. Tòa án nhân dân sẽ xem xét và sẽ quyết định việc hủy kết hôn trái luật pháo và gửi bản sao quyết định cho cơ quan đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn đó. Căn cứ vào quyết định của Tòa án, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký kết hôn sẽ xóa đăng ký kết hôn của bố bạn và người phụ nữ đó trong sổ đăng ký kết hôn.

2. Tài sản khi kết hôn

Căn cứ vào những điều trên, giữa bố mẹ bạn vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân nghĩa là vẫn chịu sự chi phối của luật pháp về chế độ tài sản chung vợ chồng. Trong Điều 27 Luật HNGĐ quy định:
 
Bộ luật Dân sự và Luật HNGĐ đã khẳng định: Vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung.
Căn cứ vào đó thì tài sản của bố bạn có được trong thời kỳ hôn nhân (và không thuộc trường hợp là tài sản riêng) đương nhiên được coi là tài sản chung của bố mẹ bạn. Nếu chia thì mẹ bạn sẽ có thể được chia một nửa tài sản.

3. Chia tài sản sau khi chồng mất

[hủy việc kết hôn trái pháp luật]
Về việc người phụ nữa đó có được chia hoặc được thừa kế tài sản của bố bạn để lại hay không, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
- Về vấn đề hưởng thừa kế:
Xét trường hợp chia thừa kế theo luật pháp: những người thừa kế theo luật pháp được quy định trong Điều 676 BLDS theo thứ tự sau đây:
 
Chế độ hôn nhân gia đình tại Việt Nam là hôn nhân 1 vợ 1 chồng (trừ trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán – TAND tối cao). Trường hợp thừa kế của bố bạn thì luật pháp chỉ công nhận quyền thừa kế của 1 người vợ duy nhất, chính là mẹ của bạn. Do đó, người phụ nữ đó không được quyền hưởng thừa kế theo luật pháp đối với di sản do bố bạn để lại.
Xét tới trường hợp thừa kế theo di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân để chuyển giao quyền tài sản của mình cho người khác sau khi mất. Người lập di chúc có quyền chỉ định những người thừa kế. Do đó, nếu bố bạn trước khi mất đã để lại di chúc, trong đó có nội dung chỉ định người hưởng di sản thừa kế là người phụ nữ kia thì người đó có quyền được hưởng thừa kế đối với phần tài sản do bố bạn để lại theo di chúc.
Về quyền được chia tài sản của bố bạn thì căn cứ theo Điều 17 Luật HNGĐ quy định hậu quả việc hủy kết hôn trái luật pháp như sau: Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc là tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người ấy; tài sản chung được chia theo thoả thuận của hai bên; nếu xảy ra trường hợp không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính tới công sức đóng góp của từng bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con nhỏ.
Chính vì thế, nếu trong quá trình chung sống, bố bạn và người phụ nữ đó có tài sản chung thì khi việc kết hôn trái luật pháp bị hủy, tài sản đó được chia theo thỏa thuận hay theo quyết định của TA. Đối với tài sản là tài sản riêng của bố bạn thì người phụ nữ đó không được chia.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kết hôn trái pháp luật

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào