Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và Thông tư số 57/2015 ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương quy định; Về nguyên tắc quản lý: Các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh) phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm quy định: +Trường hợp cấp lần đầu - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu 1 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở); - Bản tự đánh giá Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; - Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở); - Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất (bản sao có xác nhận của cơ sở). + Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này gửi tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận để được xem xét cấp lại. Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa Điểm sản xuất; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, sản phẩm thực phẩm và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực. - Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; - Các tài liệu theo quy định như đã nêu trong trường hợp cấp lần đầu. Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, sản phẩm thực phẩm. - Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; - Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở); - Văn bản, tài liệu chứng minh sự thay đổi (bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền). Trên đây là những quy định về nguyên tắc và các thủ tục hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Bạn nghiên cứu vận dụng..
Thư Viện Pháp Luật