Có được lĩnh trợ cấp thất nghiệp ở địa phương khác?
Theo quy định tại khoản 1, Điều 9 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXHngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 1/3/2013 thì:
Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, nếu người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc để đăng ký thất nghiệp.
Trường hợp người lao động có nhu cầu đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm không phải là nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì khi đăng ký thất nghiệp phải có xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp của Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Như vậy, bà Hoàng Kim Tuyến thực hiện đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm TP. Hà Nội nơi bà Hoàng Kim Tuyến đã làm việc trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm không phải là nơi đã làm việc trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thì phải có xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm TP Hà Nội theo quy định nêu trên.
Thư Viện Pháp Luật