Xin chào quý luật sư, mong Luật sư tư vấn thêm thông tin giúp tôi Ông bà tôi sinh được 10 người con cả trai lẫn gái. Sau khi ông bà mất đi (ông bà mất từ năm 1990) không để lại di chúc phân chia tài sản. Lúc đó, bác trưởng đã họp gia đình và thay mặt cha mẹ phân chia phần đất ông bà để lại cho tất cả anh em (9 người vì có một bác đã hy sinh trong chiến tranh và bác cũng chưa lập gia đình). Trong buổi họp mọi người đều từ chối không nhận phần đất được chia và nói là để lại cho chú (bố tôi) và cháu (con trai của bác trưởng cũng sống trên mảnh đất ông bà để lại). Sau khi Nhà nước yêu cầu đo lại đất thổ cư để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình (tôi không nhớ rõ năm) , trên diện tích ông bà để lại hiện có ba chủ hộ đứng tên: Một là Bố tôi Hai là một người con của bác trưởng Ba là cô tôi. Nhưng cô tôi bị bệnh tâm thần bẩm sinh không có năng lực dân sự. HIện có ba người chịu trách nhiệm chăm sóc cho cô là bố tôi, con bác trưởng và anh trai bố tôi (bác vừa mất, bác giâu thay mặt cùng với bố tôi và con trai bác trưởng tiếp tục chịu trách nhiệm chăm sóc cô). Các quyền lợi mà cô được hưởng do Nhà nước cấp thì ba người chia đều. Hiện này trong gia đình tôi xuất hiện tranh chấp về đất đai như sau: 1. Bác giâu tôi (người chăm sóc cô bệnh) yêu cầu được hưởng quyền sử dụng đất: Một là do bác chăm sóc cô, hai là do bác thờ cúng một bác trong nhà (người hy sinh trong chiến tranh nhưng chưa lấp gia đình). Tức là bác muốn được nhận hai lần quyền lợi sử dụng đất. 2. Một bác giâu nữa cũng yêu cầu được chia đất. Nhưng bác không chăm sóc người cô bệnh, lý lẽ bác đưa ra là chồng bác đã mất và chồng bác cũng phải có quyền được thừa hưởng quyền lợi như bố tôi. Cần phải nói rõ ràng là sau khi bác trai mất bác giâu đã cắt mọi giao tình với nhà chồng (tức là gia đình tôi) và trong buổi họp gia đình trước kia đã từ bỏ quyền thừa kế. Vậy xin quý luật sư giải đáp: hai bác nói trên có được quyền đòi đất hay không và nếu có thì phân chia thế nào?
Chào bạn!
Theo thông tin bạn cung cấp thì ông bà bạn mất năm 1990, đây được xác định là thời điểm mở thừa kế đối với khối di sản của ông bà bạn. Vì ông bà bạn mất không để lại di chúc nên khối di sản này của ông bà bạn được chia theo pháp luật.
Căn cứ vào quy định về chia thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế cùng hàng được hưởng một suất thừa kế bằng nhau. Ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Theo đó thì chỉ 9 người con của ông bà mới được hưởng di sản thừa kế mà ông bà bạn để lại, 2 bác dâu của bạn không thuộc diện được hưởng di sản thừa kế của ông bà bạn theo quy định của pháp luật.
Mặc dù một bác dâu là người chăm sóc cô và thờ cúng một bác đã mất trong chiến tranh nhưng vẫn không có quyền đòi quyền thừa kế di sản của ông bà bạn.
Trên diện tích đất mà ông bà bạn để lại thể hiện tên của 3 người là bố bạn, con bác trưởng và cô bạn. Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi trước đó trong cuộc họp gia đình về phân chia di sản thừa kế là phần đất ông bà để lại của tất cả các anh em thì các đồng thừa kế khác đã từ chối nhận di sản, thống nhất để lại cho bố bạn và con trai bác trưởng.
Trân trọng!