Tranh chấp đất đai có GCNQSDĐ

Kính gửi Luật Sư, Nội dung sự việc là như sau: GCNQSDĐ đứng tên cha em (có nguồn gốc từ ông nội để lại) do ngày xưa ông bà di dân nước ngoài nên đã để lại cho cha em (có giấy tương phân ruộng đất của ông viết năm 1992). GCNQSDĐ hiện tại có giá trị từ 2003-2013. Năm 2006 ông nội em qua đời, giờ chỉ còn lại bà nội hiện đang sống ở nước ngoài và là công dân nước ngoài. Hôm trước, các anh và chị của cha em về nước (có dẫn bà nội về cùng) để yêu cầu cha em chia lại phần đất cha em đang sử dụng (theo nội dung tờ tương phân ruộng đất mới do ông nội em viết lại sau này - lúc cha em đã đứng tên GCNQSD đất và lúc đó ông nội cũng đã là công dân nước ngoài - giấy viết tay chỉ có chữ ký của ông bà nội và các con, không có dấu công chứng).  Hiện tại các anh và chị của cha em yêu cầu phải thực hiện tờ tương phân này, yêu cầu cha em ký giấy chia lại phần đất này, để chuyển QSDĐ cho người khác (vì các cô và bác là người nước ngoài không thể đứng tên GCNQSDĐ). Cha em không đồng ý, nên bà nội đã lấy GCNQSDĐ của cha em để mang qua nước ngoài. Bà đã lên UBND xã làm giấy tường trình là đang giữ GCNQSDĐ của cha em vì sợ cha em sẽ đem bán. Nên hiện tại cha em muốn làm đơn cớ mất để được xin cấp lại GCNQSDĐ, nhưng UBND không chấp thuận vì có đơn tường trình của bà nội.  Vậy em xin hỏi, việc bà nội em giữ GCNQSDĐ của cha em là có đúng pháp luật Việt Nam không? Trong sự việc này thì ai sẽ là người không đúng? vì không muốn xảy ra mâu thuẫn hơn nữa, (vì mấy cô và bác yêu cầu nội không đưa lại GCNQSDĐ cho cha em), cha em có thể xin cấp lại giấy khác và vô hiệu giấy hiện tại được không?  Em xin chân thành cảm ơn!

 Do giấy chứng nhân QSDĐ bà bạn giữ và có trình báo tại địa phương nên bạn không thể xin cấp lại theo thủ tục mất giấy mà phải chủ động hòa giải trong gia đình. Nếu không thể thỏa thuận với nhau thì bạn có thể yêu cầu Tòa giải quyết. Sau khi có quyết định có hiệu lực của Tòa cơ quan chức năng sẽ cấp lại giấy cho Cha bạn nếu như ông là người sử dụng hợp pháp. Tuy nhiên cần tham khảo toàn bộ hồ sơ liên quan đến nguồn gốc và việc sử dụng đất của Cha bạn mới có thể góp ý chính xác.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào