Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tham gia gói thầu nào?

Ông Nguyễn Đình Quân (Thái Nguyên) phản ánh, tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn dưới 20 tỷ đồng, số lao động từ 10 người đến 200 người. Nhưng tình huống trong thực tế là các nhà thầu tham dự thầu đều có tổng nguồn vốn trên 20 tỷ đồng và số lao động là dưới 200 người. Hiện nay đơn vị của ông Quân đang thực hiện xét thầu, tổ chuyên gia có nhiều ý kiến khác nhau như sau: Ý kiến thứ nhất: Loại tất cả các nhà thầu vì tổng nguồn vốn trên 20 tỷ đồng. Ý kiến thứ hai: Vẫn đánh giá các hồ sơ đề xuất bình thường vì số lao động nhỏ hơn 200 người (do tổng nguồn vốn không phải là tiêu chí bắt buộc chỉ là ưu tiên). Ông Quân hỏi, trường hợp này ý kiến đánh giá như thế nào là đúng theo quy định?

Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).

Đối với tình huống được đề cập, cần căn cứ khu vực và quy mô doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP nêu trên để xác định doanh nghiệp có thuộc đối tượng doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ hay không, trong đó, lưu ý để xác định doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ thì tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên trước khi xem xét đến tiêu chí số lao động bình quân năm.

Trường hợp doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì được phép tham gia đấu thầu gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Nghị định số63/2014/NĐ-CP.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào