Đất tranh chấp nằm trong diện quy hoạch tái định cư giải quyết thế nào?

Xin chào luật sư! Con rất mong nhận được sự tư vấn và giúp đỡ của luật sư. Câu chuyện như sau: Ông bà nội con có 3 người con gái và một người con trai là bố con. Cô 3 của con đã mất lúc mới sinh ra. Còn cô 2 không có gia đình và đang sống với bố mẹ con thờ cúng tổ tiên. Cô út thì có gia đình và được ông nội cho một mảnh đất và hiện tại đã có sổ hồng. Còn cô 2 và bố con sống chung với ông bà nội trên  phần đất còn lại do ông nội con đứng tên. Sau khi ông nội con mất thì bà nội con đứng tên mảnh đất đó. Ngoài ra nội con còn có 2 mảnh đất khác, khi bố con bị bệnh thì phải bán 1 mảnh để lo viện phí. Trong lúc đó thì bà nội con đã cho cô út một phần, còn cô 2 thì không có. Nhưng sau khi bố con hết bệnh thì vẫn còn nợ ngân hàng một khỏang tiền.Và ở nhà đã quyết định bán mảnh đất thứ 2. Sau khi bán xong, cô 2 con trả nợ ngân hàng và làm thủ tục giấy tờ bán đất thì còn lại số tiền là 800 triệu. Bố con có 3 người con gái và một người con trai. Sau đó bố con có hỏi ý kiến của nội để cho 2 chi gái của con mỗi người là 75 triệu để xây nhà trên một phần  mảnh đất do nội đứng tên.Nội không có ý kiến và nói làm sao cũng được. Cứ ngỡ cuộc sống sẽ thật hạnh phúc khi trả nợ ngân hàng xong, nào ngờ cô út không biết đã làm cái gì khiến cho nội con tin lời và nhất định kêu cô 2 con đưa số tiền là 800triệu( tính luôn phần đã cho 2 chị con) để nội con chia ra làm 4 phần: mỗi người sẽ là 200 triệu.Bố con 200, cô 2 200tr và cô út 200tr và 200tr là của nội và phải chia đất mảnh đất nhà con đang sống mà nội đang đứng tên với những người cùng vai vế là anh em của ông cố nội con.Và nói là đất hương quả do ông bà để lại. Sau một thời gian căng thẳng  thì cô 2 con cũng đồng ý đưa cho út và nội số tiền cũng như chia một phần đất cho những người mà con đã nói ở trên với một thỏa thuận: Là phải để lại những phần đất còn lại ở nhà cho bố con và cô 2. Và cô út không được dính líu gì trong phần đất này nữa. Thì nội đã đồng ý, và lúc giao tiền là ở văn phòng ấp và có viết văn bản. lúc đó có trưởng ấp, tổ trưởng của tổ và hôi phụ nữ, bố con, cô 2, cô út và nội con nữa. Mọi người đã đồng ý và kí vào đó. Trong thời gian đó bố con và cô 2 không đi sang tên quyền sử dụng đất mà vẫn để nội đứng tên. Vì cứ nghĩ sẽ không sao. Nhưng cô út vẫn chưa chịu kêu nội con đứng tên đi thưa bố con và cô 2 cùng với mọi người trong gia đình là không quan tâm nội và đòi lấy lại đất. Không cho cái gì hết. Với thư mời lên xã, nội con nói tại xã chỉ cho một phần nhỏ của đất( không bằng một nửa của cô út  mà ông nội đã cho). Nên cô 2 con và bố đã không đồng ý. Nhiều lần xã cứ mời lên như vậy rồi bây giờ chưa giải quyết tới đâu hết.Sau những lần đó nội đã xuống nhà cô út ở và sinh hoạt ở đó. Hiện tại gia đình của con rất căng thẳng không biết phải làm sao. Nếu như nội con để lại di chúc lại cho hết đất cho cô út con thì có đúng luật pháp kkông? Và tờ giấy mà nội con kí ở văn phòng có được luật pháp công nhận  không? Và nếu nội con mất mà không làm di chúc thì cô út có quyền về chia đất nữa không ? Và ở xã không giải quyết chuyện này nữa thì sao? Và con nghe nói khu đất nhà con sẽ quy họach thành khu tái định cư thì không biết có ảnh hưởng gì không tới đất đang tranh chấp. Con mong nhận được hồi âm của luật sư. Cảm ơn luật sư rất nhiều!

Xoay quanh nội dung bạn cần hỏi có hai vấn đề như sau:

1/ Tài sản là nhà đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ông nội bạn thì ông nội bạn có quyền lập di chúc để lại cho bất cứ ai, tỷ lệ ra sao mà không phụ thuộc vào ý kiến của người khác vì đây là quyền của người có tài sản muốn định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời.

2/ Trường hợp ông nội bạn qua đời nhưng ko lập di chúc định đoạt tài sản thì tài sản sẽ chia theo quy định của pháp luật: các con của ông nội đều hưởng một phần bằng nhau.

3/ Tranh chấp tài sản, thừa kế trong gia đình nếu không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện đề nghịa tòa án giải quyết theo quy định.
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào