Các trường hợp được hoãn thi hành án dân sự
Căn cứ Điều 48, 74 và điều 95 Luật Thi hành án dân sự 2008 (LTHA DS)
Gia đình bác không có quyền đề nghị cơ quan thi hành án (THA) chờ đến khi con rể của bác có tài sản riêng mới THA. THA chỉ có thể được tạm hoãn theo trường hợp hoãn THA được quy định tại Điều 74 LTHA DS.
“a) Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định;
b) Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án;
c) Người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên;
d) Tài sản kê biên có tranh chấp đã được Tòa án thụ lý để giải quyết;
đ) Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 179 của Luật này”.
Trong đó, để chủ động, con rể bác có thể thương lượng với người được THA đồng ý cho anh ấy được hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn THA do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải THA không phải chịu lãi suất chậm THA.
Ngoài ra, gia đình bác có thể đề nghị người được THA và cơ quan THA kéo dài thời hạn được phép lưu trú tại căn nhà nêu trên. Việc có chấp nhận cho gia đình bạn được kéo dài thời hạn lưu trú hay không là do người được THA và cơ quan THA.
Thư Viện Pháp Luật