Thế chấp tài sản chung của hộ gia đình
Căn cứ Luật Đất đai 2013, Bộ luật dân sự năm 2005.
Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”
Nên vào thời điểm cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận) đã ghi nhận đây là sở hữu chung theo hộ gia đình thì có nghĩa các thành viên trong hộ gia đình đều có quyền định đoạt đối với tài sản ghi trên giấy chứng nhận.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.”
Vì vậy, ngân hàng yêu cầu phải có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình mới chấp nhận cho thế chấp vay vốn là đúng quy định của pháp luật.
Thư Viện Pháp Luật