Làm sao để xử tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng?
Căn cứ Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 (BLHS).
Theo quy định tại Điều 147 BLHS thì
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Vì vậy, nếu bạn muốn tố cáo chồng mình tội này thì chồng bạn phải có hành vi chung sống như vợ chồng với người khác mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về tội này mà còn vi phạm thì mới bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại thông tư số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25-9-2001 hướng dẫn áp dụng các quy định các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình của BLHS quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 147 – BLHS) thì: Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…
Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v…
Do đó, bạn có thể xem xét và cân nhắc tình trạng gia đình mình để lựa chọn giải pháp cho phù hợp.
Thư Viện Pháp Luật