Chế độ tử tuất đối với thân nhân bệnh binh

Theo phản ánh của bà Hoàng Thị Nụ (Thái Bình), chồng bà là bệnh binh tỷ lệ mất sức lao động là 61%, được hưởng chế độ bệnh binh từ tháng 7/1984 và chết vào tháng 1/2013. Năm nay bà Nụ 65 tuổi, vậy bà có được hưởng chế độ tuất hàng tháng không, thủ tục như thế nào?

Theo Quyết định số 78/CP ngày 13/4/1978 của Hội đồng Chính phủ và Thông tư số 13/TBXH ngày 15/8/1978 của Bộ Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Quyết định số 78/CP ngày 13/4/1978 của Hội đồng Chính phủ về việc bổ sung chế độ đãi ngộ đối với bệnh binh thì: "Kể từ ngày ra ngoài quân đội, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 41% đến 59% được Hội đồng giám định y khoa nơi cư trú khám lại theo định kỳ 2 năm 1 lần. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa, cơ quan quản lý sẽ quyết định việc ngừng hoặc cho tiếp hưởng chế độ đang hưởng".

Theo Thông tư số 48/TBXH ngày 30/9/1985 của Bộ Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng thì: "Hai năm một lần, bệnh binh được giám định lại sức khỏe lao động tại Hội đồng Giám định y khoa. Nếu sau giám định lại, tỷ lệ mất sức lao động chỉ còn ở mức 40% trở xuống thì thôi hưởng trợ cấp bệnh binh".

Nếu đến thời hạn mà người đang hưởng trợ cấp không đi giám định lại sức lao động, cơ quan Thương binh và Xã hội thông báo đến lần thứ 3 mà người đó vẫn không thực hiện việc giám định mà không có lý do chính đáng thì không được nhận trợ cấp tiếp.

Những trường hợp đã chết thì không có cơ sở để giải quyết chế độ trợ cấp một lần và chế độ tuất cho thân nhân.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ tử tuất bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào