Thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài

Tôi có vợ là người nước ngoài, chúng tôi mới kết hôn ở nước ngoài và vừa có con được 2 tuần tuổi. Tôi muốn đăng ký khai sinh cho con tại Việt Nam. Chúng tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Hồ sơ sẽ nộp ở quận hay cơ quan nào?

Căn cứ Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012, Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định về chi tiết một số điều và biện pháp thi hành LHNGĐ năm 2014.

Trường hợp của hai bạn là đăng ký kết hôn ở nước ngoài, việc kết hôn này chưa được pháp luật Việt Nam công nhận. Do đó, nếu bạn muốn đăng ký khai sinh cho con mình thì trước tiên cần thực hiện thủ tục ghi chú việc kết hôn đã tiến hành ở nước ngoài. Từ đó, hôn nhân của bạn được thừa nhận và pháp luật Việt Nam bảo hộ. Sau đó, vợ chồng bạn có thể đăng ký khai sinh cho bé, lúc này trên giấy khai sinh sẽ có tên đầy đủ cả cha và mẹ.

I- Hồ sơ đăng ký khai sinh gồm:

Bản chính Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp hoặc giấy tờ thay thế Giấy Chứng sinh;
Giấy thỏa thuận của cha và mẹ đứa trẻ về việc chọn quốc tịch trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con. Giấy thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó (đã được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt);
Giấy Chứng nhận kết hôn của cha mẹ;
Bản sao, kèm bản chính đối chiếu (hoặc bản sao có chứng thực) Chứng minh nhân dân, Passport của cha mẹ;

Lưu ý: Thủ tục này có thể ủy quyền cho người thứ ba thực hiện.

II- Thẩm quyền: Sở Tư pháp nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha là công dân Việt Nam.

III- Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết là 06 ngày làm việc.

IV- Lệ phí: Không có.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai sinh

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào