Công đoàn có được từ chối tư vấn cho người lao động?
Trong trường hợp này, Công đoàn công ty bạn đã vi phạm quy định tại điều 3 và điều 7, Nghị định số 43/2013/NĐ-CP. Cụ thể:
Điều 3, Nghị định số 43/2013/NĐ-CP quy định, công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về các vấn đề sau đây:
- Hình thức, nguyên tắc, loại hợp đồng, nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên về cung cấp thông tin, thời gian thử việc, thời gian tập sự và những vấn đề liên quan khi giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
- Nghĩa vụ thực hiện công việc theo hợp đồng, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác, các trường hợp tạm hoãn, nhận lại người lao động hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
- Trình tự, thủ tục và các chế độ, chính sách đối với người lao động khi phát sinh sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
Điều 7, Nghị định số 43/2013/NĐ-CP quy định:
- Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động:
Công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tổ chức hoạt động tư vấn cho người lao động các nội dung quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn và pháp luật khác có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thông qua hoạt động của các cấp công đoàn.
Do vậy, kể cả khi số lượng công nhân đông đảo như vậy, tổ chức công đoàn cơ sở vẫn phải tổ chức các buổi hướng dẫn, tư vấn cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Thư Viện Pháp Luật