Hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình
Thứ nhất: Theo quy định tại Điều 180 Bộ luật lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình. Cụ thể như sau:
- Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.
- Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thoả thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày.
- Hai bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở .
Thứ hai: Người sử dụng lao động và người lao động đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, theo quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật lao động như sau:
* Về nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
- Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
- Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.
- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
- Bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình, nếu có thoả thuận.
- Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, học nghề.
- Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
* Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình
- Thực hiện đầy đủ thỏa thuận mà hai bên đã ký kết trong hợp đồng lao động.
- Phải bồi thường theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
- Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về những khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
- Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có những hành vi khác vi phạm pháp luật.
Như vậy,việc gia đình bà chưa ký kết hợp đồng lao động với chị H là vi phạm quy định tại Điều 180 Bộ luật lao động năm 2012 nên không có cơ sở để truy cứu hay yêu cầu bồi thường nếu hành vi tự ý nghỉ việc của chị H gây khó khăn hoặc thiệt hại cho gia đình bà.
Thư Viện Pháp Luật