Đề xuất dịch vụ tư vấn Đăng ký dự án đầu tư đồng thời thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực phân phối máy móc thiết bị công trình

Đề xuất dịch vụ tư vấn Đăng ký dự án đầu tư đồng thời thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực phân phối máy móc thiết bị công trình.

II.                CƠ SỞ THỰC HIỆN
1.                  Căn cứ pháp lý:
-                      Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
-                     Luật doanh nghiệp 2005;
-                     Lộ trình hội nhập WTO của Việt Nam;
-                     Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư 2005 ( sau đây gọi là nghị định 108/2006);
-                     Nghị định số 43/2010/NĐ- CP ngày 15/04/2010 hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh;
-                     Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 22/2/2007 về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2.                  Nội dung tư vấn sơ bộ:
2.1.            Lĩnh vực đầu tư:
2.1.1.      Hàng hóa chuyển vào Việt Nam để thực hiện dự án:
Những máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động xây dựng, vận tải mà Nhà đầu tư liệt kê trong bảng danh mục đều là những máy móc, trang thiết bị không bị chính phủ Việt Nam hạn chế nhập khẩu.
2.1.2.      Đối với hoạt động mua bán hàng hoá ở trên thì người mua có thể là Người tiêu dùng hoặc đơn vị phân phối hàng hóa.
-                     Nếu người mua là Người tiêu dùng thì doanh nghiệp sẽ thành lập trở thành doanh nghiệp có chức năng phân phối hàng hóa và đồng thời phải đáp ứng các Điều kiện luật định (việc đáp ứng từng điều kiện sẽ do các Bộ chủ quản thẩm định cụ thể như: Bộ công thương, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư và một số Bộ khác). Do vậy, nhà đầu tư sẽ mất nhiều chi phí hơn trong việc đầu tư;
-                     Nếu người mua là đơn vị phân phối thì lúc này doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, đối với hoạt động này nhà đầu tư chỉ cần đăng ký dự án đầu tư chứ không cần phải thẩm định dự án tại các Bộ chủ quản.
-                     Bên cạnh đó, nhà đầu tư có một đối tác tại Việt Nam, đối tác này sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc phân phối hàng hóa tại Việt Nam.
Do vậy, chúng tôi xin đề xuất nhà đầu tư nên đăng ký lĩnh vực đầu tư là Xuất nhập khẩu hàng hóa và kết hợp với nhà đối tác Việt Nam để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam.
2.1.3.      Dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị công trình; Dịch vụ sửa chữa máy móc, thiết bị công trình; Xây dựng công trình; Vận tải hàng hóa nội địa và dịch vụ xếp dỡ hàng hóa; Lắp đặt hệ thống máy, hệ thống xử lý nước thải.
Trên cơ sở lộ trình hội nhập WTO của Việt Nam, những dịch vụ trên Việt Nam hoàn toàn mở cửa dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, các nhà đầu tư ngoài có thể đăng ký lĩnh vực trên.
Lưu ý: Trên cơ sở kinh nghiệm làm việc của chúng tôi và thực tế áp dụng của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cấp phép đầu tư thì Nhà đầu tư nên đăng ký dưới 5 lĩnh vực đầu tư và có liên quan đến nhau để dễ dàng cho việc cấp phép.
2.2.            Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư. Do vậy, nhà đầu tư có thể đầu tư bằng tài sản nhưng để đảm bảo dự án đầu tư khả thi thì trong vốn đầu tư bên cạnh là tài sản phải có tiền mặt. Còn số vốn đầu tư cụ thể là bao nhiêu thì đối với lĩnh vực đầu tư dự kiến của nhà đầu tư thì luật pháp không quy định số vốn tối đa hay số vốn tối thiểu mà phụ thuộc vào quy mô của dự án và tính khả thi của dự án.
3.                  Hồ sơ:
-                     Đơn xin cấp giấy chứng nhận Đầu tư;
-                     Dự thảo Điều lệ;
-                     Danh sách thành viên (nếu có);
-                     Quyết định đầu tư và bổ nhiệm người quản lý phần vốn góp tại Doanh nghiệp dự định thành lập;
-                     Báo cáo năng lực tài chính của chủ đầu tư;
-                     Báo cáo tài chính năm gần nhất của công ty Pháp nhân (dịch ra tiếng Việt);
-                     Giải trình kinh tế - kỹ thuật về việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh;
-                     Hợp đồng thuê nhà;
-                     Bản sao chứng thực Hộ chiếu của Người đại diện quản lý phần vốn, Người đại diện theo pháp luật của Công ty;
-                     Bản hợp pháp hóa lãnh sự Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh của Pháp nhân;
-                     Bản giới thiệu năng lực của công ty Pháp Nhân (dịch ra tiếng Việt);
-                     Giấy tờ khác theo tình hình thực tế của Nhà đầu tư.
4.                  Cơ quan thụ lý:
-                     Ủy ban nhân dân TP Hà Nội;
-                     Cục Thuế TP Hà Nội;
-                     Công An TP Hà Nội.

5.          Thời gian tiến hành: 45 ngày làm việc kể từ ngày có hồ sơ hợp pháp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án đầu tư

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào