Tính lãi vay HSSV
Trường hợp ông Nguyễn Văn Tuấn phản ánh, đại diện hộ vay là bà Phạm Thị Tách (mẹ ông Tuấn), vay vốn chương trình cho vay học sinh, sinh viên cho 2 con là Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Thị Hương. Gia đình vay vốn từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2011, tổng số tiền là 37.300.000 đồng, hạn trả nợ 13/4/2014, đã được gia hạn 6 tháng, hạn trả nợ cuối cùng là ngày 13/10/2014.
Hộ vay bắt đầu trả lãi vào ngày 13/3/2013, số tiền lãi trả là 4.566.667 đồng; ngày 13/4/2013, số tiền 2.668.562 đồng (theo bảng kê mẫu số 13/TD của Ngân hàng, tổng số lãi đã thu đến 13/4/2013 là 7.235.229 đồng). Sau đó hộ vay thực hiện trả lãi đều vào ngày 13 hàng tháng theo bảng kê của Ngân hàng (trên bảng kê 13/TD không có lãi tồn).
Thời điểm tháng 10/2013 thực hiện chốt lãi để chuyển sang chương trình kế toán giao dịch (intellect), cụ thể đến ngày 13/11/2013 trên bảng kê số 13/TD, hộ vay Phạm Thị Tách còn lãi tồn, vì không rõ nguyên nhân nên hộ vay chỉ nộp lãi tháng, không nộp lãi tồn.
Đến ngày 17/3/2014, hộ vay thực hiện trả gốc số tiền 20.000.000 đồng; ngày 21/3/2014 trả 7.300.000 đồng; ngày 23/9/2014 trả nốt số tiền gốc 10.000.000 đồng, kế toán Ngân hàng đã thu nợ gốc và lãi tháng mà không thu được số lãi còn tồn. Đến nay hộ vay đã trả hết nợ gốc cho Ngân hàng số tiền 37.300.000 đồng, còn thiếu số lãi 627.230 đồng.
Kế toán Ngân hàng Chính sách xã hội cùng hộ vay tính toán lại toàn bộ số lãi phát sinh của từng khoản vay từ lúc nhận tiền vay đến thời điểm gia đình trả hết nợ gốc thì thấy số tiền lãi còn thiếu 627.230 đồng là đúng.
Sau khi nghe giải thích, đại diện hộ gia đình đã nhất trí và đồng ý nộp nốt số lãi tồn cho Ngân hàng. Đến nay hộ vay Phạm Thị Tách đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ (cả nợ gốc và lãi) với Ngân hàng và không còn ý kiến thắc mắc gì khác.
Thư Viện Pháp Luật