Xuất hóa đơn thay thế cho hóa đơn cũ thì xử lý thế nào?

1. Tháng 7/2015 doanh nhgiệp có xuất hóa đơn GTGT mặt hàng xăng dầu nhưng sai phần tiền thuế, tháng 10/2015 đơn vị phát hiện nên đã hủy và không kê khai hóa đơn trên vào kỳ khai thuế quý 3/2015. Vậy muốn xuất hóa đơn thay thế cho hóa đơn đó thì xử lý thế nào? Giá xăng dầu thời điểm tháng 7/2015 và hiện nay khác nhau? 2. Năm 2012 Tổng cục Thuế có văn bản hướng dẫn bỏ mức phí xăng dầu, theo đó khi xuất hóa đơn GTGT, phần phí được nằm trong giá bán nhưng doanh nghiệpkhông cập nhật kịp nên vẫn xuất hóa đơn có tách riêng phần phí xăng dầu trong thời gian 01 tháng( nhiều số hóa đơn). Như vậy doanh nghiệp phải xử lý thế nào về số hóa đơn đã xuất sai? 3. Khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh, đã báo với Ngân hàng nhưng khi lấy chứng từ ngân hàng vẫn ở địa chỉ cũ. Vậy các chứng từ sai địa chỉ trên có hợp lý không, có cần lấy chứng từ mới thay thế cho đúng địa chỉ không?

1. Căn cứ  khoản 3 Điều 20 Chương III sử dụng hoá đơn của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính quy định:

“3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

Theo quy định trên; thì hai bên lập biên bản thu hồi các liên đã lập sai( biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn) và xuất lại hóa đơn khác thay thế.

2. Căn cứ Điều 18 Chương III sử dụng hoá đơn của Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính và khoản 1phụ lục 4 (Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC  ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính)

“3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

“1. Tổ chức nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hóa đơn GTGT. Khi lập hóa đơn, tổ chức phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hóa đơn. Trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế.

...”

Theo quy định trên thì hai bên lập biên bản thu hồi các liên đã lập sai( Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn) tại thời điểm đơn vị phát hiện sai đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… 

3. Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 quy định:

“ 7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo.”

 

b) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 2 Điều 16 như sau:

          “b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”

          Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán.

          Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt  thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán. 

Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát sinh trong ngày.

Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn

Như vậy, việc thay đổi địa chỉ mới doanh nghiệp đã báo với ngân hàng nhưng khi lấy chứng từ ngân hàng vẫn ghi địa chỉ cũ nhưng tên và mã số thuế không sai thì vẫn được kê khai khấu trừ thuế .

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất hóa đơn điện tử

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào