Thay đổi lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
II. Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2005;
- Nghị định 102/2010/NĐ- CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 quy định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật doanh Nghiệp;
- Nghị định 43/2010/NĐ- CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 quy định hướng dẫn các thủ tục đăng ký kinh doanh;
- Thông tư 14/2010/TT- BKH ban hành ngày 04 tháng 6 năm 2010 hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ- CP
III. Nội dung tư vấn
Theo yêu cầu từ phía công ty, IPIC đang tiến hành soạn thảo hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với các nội dung sau:
- Thay đổi tên tiếng anh của công ty:
- Bổ sung thêm ngành nghề: Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại
Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện hồ sơ với các nội dung thay đổi trên, IPIC nhận thấy, hiện nay, nguồn vốn điều lệ của công ty là 500.000.000 đồng tương ứng với 50.000 cổ phần. Song chỉ có 25.900 cổ phần đã bán còn lại 24.100 cổ phần chào bán. Việc này nảy sinh vấn đề sau:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 102/NĐ- CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 quy định hướng dẫn chi tiết luật doanh nghiệp, thì “Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành. Số cổ phần đã phát hành là số cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty”. Căn cứ vào quy định trên, đến thời điểm hiện nay các doanh nghiệp thành lập với loại hình công ty cổ phần chỉ được đăng ký nguồn vốn điều lệ tương ứng với mệnh giá số cổ phần đã phát hành. Bởi vậy, trong trường hợp của doanh nghiệp sẽ có hướng hai hướn giải quyết như sau:
1. Giữ nguyên vốn điều lệ bằng cách bán hết số cổ phần chào bán:
- Thay đổi cơ cấu vốn góp của các cổ đông sáng lập: bán cho một hoặc các cổ đông hiện hữu
- Thông báo cổ đông phổ thông nắm giữ trên 5% vốn điều lệ: bán cho thành viên mới không phải là cổ đông công ty.
2. Giảm vốn điều lệ: Trong trường hợp không có cổ đông hay thành viên nào khác mua số cổ phần đang chào bán. Do đó, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại vốn điều lệ đúng bằng mệnh giá cổ phần các cổ đông hiện hữu đang nắm giữ.
Trên đây là phương án mà IPIC kiến nghị trên cở sở căn cứ của Nghị định 102/NĐ- CP và thực tiễn áp dụng để doanh nghiệp tham khảo và thực hiện.
Thư Viện Pháp Luật