Chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn

Ba mẹ tôi chung sống với nhau từ năm 1986, nhưng không đăng kýkết hôn. Trong sổ hộ khẩu gia đình lại ghi nhận quan hệ ba mẹ tôi là vợ chồng. Tôi được biết pháp luật có quy định về hôn nhân thực tế (Nghị định 77/2001/NĐ-CP). Hỏi: Ba mẹ tôi có phải thực hiện đăng ký kết hôn không? Quyền và nghĩa vụ về tài sản của ba mẹ tôi như thế nào? 

Trước đây, theo quy định tại Nghị định 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, các trường hợp được coi là hôn nhân thực tế gồm: “Các trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày LuậtHôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực pháp luật, mà chưa đăng kýkết hôn; b) Các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, ngày LuậtHôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật, mà chưa đăng kýkết hôn” (Điểm a, b khoản 1 Điều 1).

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 77/2001/NĐ-CP trên đã bị bãi bỏ.

Đối chiếu với trường hợp của chị, việc chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn của ba mẹ chị ở thời điểm này không được pháp luật công nhận là hôn nhân thực tế. Việc sổ hộ khẩu gia đình chị có ghi nhận quan hệ của ba mẹ chị là vợ chồng, là do sai sót của cơ quan công an trong việc cấp sổ hộ khẩu, do đó, chị cần yêu cầu điều chỉnh lại theo đúng quy định của pháp luật.

Để pháp luật công nhận quan hệ vợ chồng của ba mẹ chị, ba mẹ chị cần thực hiện lại thủ tục kết hôn quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sau thời điểm 31/12/2014, thực hiện theo quy định của LuậtHôn nhân và gia đình năm 2014).

Về tài sản chung, đối với trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 17 LuậtHôn nhân và gia đình năm 2000 (hoặc Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014): Tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

Căn cứ quy định pháp luật trên, tài sản của ba mẹ chị hình thành từ thời điểm chung sống với nhau như vợ chồng, do không được pháp luật công nhận là quan hệ hôn nhân, do đó, khối tài sản chung được xác định là sở hữu chung theo phần, mỗi chủ sở hữu có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, có tính đến công sức đóng góp của các bên.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào